Nuôi nấng Hiếu Tông Ngô_hoàng_hậu_(Minh_Hiến_Tông)

Năm Thành Hóa thứ 6 (1470), cung nữ Kỷ thị, một người thiếp của Hiến Tông, vì sợ Vạn Quý phi hãm hại nên đã phải trốn trong An Lạc đường để dưỡng thai. Sau đó, Kỷ thị hạ sinh một người con trai tên Chu Hựu Đường. Ngô phế hậu sống gần đó nên bà đã giúp Kỷ thị trốn được Vạn Quý phi và nuôi dưỡng Hiếu Tông trong một thời gian.

Sau khi Vạn Quý phi mất do bệnh gan, Minh Hiến Tông cũng vì thương nhớ quá mà sinh bệnh rồi qua đời. Chu Hựu Đường kế vị, tức Minh Hiếu Tông. Tân Hoàng đế nhân từ đã phụng dưỡng bà như với [Mẫu hậu lễ; 母后禮], đồ dùng và nghi trượng đều phỏng theo cách của Hoàng thái hậu, nhưng lại không ban bố phong hiệu chính thức. Cháu của bà (không rõ tên), con trai của đại ca Ngô Anh, do đó cũng được phong Cẩm y Bách hộ[7]. Trong thời gian này, bà hay được gọi là [Hiến miếu Phế hậu Ngô thị; 憲廟廢后吳氏], trong đó "Hiến miếu" chính là Minh Hiến Tông, cách gọi miếu hiệu kèm chữ "miếu" này là một dạng kính xưng cực kỳ thông dụng ở đời Minh.

Năm Chính Đức thứ 4 (1509), ngày 16 tháng 1 (âm lịch), Hiến miếu Phế hậu Ngô thị qua đời, trên dưới 60 tuổi. Ban đầu, Lưu Cẩn (劉瑾) kiến nghị định an táng Ngô thị theo nghi thức của cung nữ, cho hỏa táng, nhưng Đại học sĩ Lý Đông Dương (李東陽) và Đại học sĩ Vương Ngao (王鏊) tỏ ra bất bình, do Hiến Tông chỉ ra chỉ dụ ["Lui cư biệt cung"] chứ chưa thực sự giáng Ngô thị làm Thứ nhân, cho nên không thể sơ sài về lễ nghi mà phải thiết mộ phần[8]. Minh Vũ Tông niệm tình Ngô thị cứu giúp cha của mình là Hiếu Tông, bèn theo lời của Lý Đông Dương cùng Vương Ngao, án theo lễ táng Huệ phi Vương thị của Anh Tông[9]. Do không thể hợp táng, bà được đưa vào an táng tại khu vực núi Kim Sơn, ngoại thành Bắc Kinh[10].